Tất cả các dịch vụ được người dùng lựa chọn để upload dữ liệu lên lưu trữ online đều được gọi là hình thức “ Lưu trữ đám mây” (Cloud Storage). Hãy cùng Cloud VN tìm hiểu xem vậy Lưu trữ đám mây là gì? ưu nhược điểm của Cloud Storage trong bài viết dưới đây nhé!
Lưu trữ đám mây là gì?
Lưu trữ đám mây (Cloud Storage) là một hình thức sử dụng dịch vụ của một nhà cung cấp nào đó cho phép người dùng dịch vụ của họ có thể lưu trữ, quản lý, chia sẻ và backup dữ liệu của họ từ xa.
Dịch vụ này cho phép người dùng có thể truy cập tập tin ấy bất cứ lúc nào, miễn là có truy cập internet. Dữ liệu của bạn được lưu trên server của nhà cung cấp đó và bạn sẽ sử dụng một ứng dụng desktop hoặc ứng dụng web online của họ để có thể truy xuất dữ liệu đến mình.
Lợi ích của lưu trữ đám mây (Cloud Storage)
Đối với doanh nghiệp
- Chi phí đầu tư thấp: Thay vì bỏ một đống tiền ra mua phần cứng, ổ cứng và dự trù thêm một khoản phí để mở rộng, bảo trì sau này. Thì với lưu trữ đám mây (Cloud Storage) bạn có thể thêm hoặc xóa bớt không gian lưu trữ theo nhu cầu và chỉ trả tiền cho những lưu trữ mình sử dụng thôi.
- Giảm thời gian triển khai: Với tính năng lưu trữ đám mây, các quản trị viên chỉ cần xác định số lượng dữ liệu và tổng dung lượng lưu trữ cần thiết. Rồi tập trung làm việc khác thay vì loay hoay triển khai lưu trữ riêng cho công ty.
- Quản lý thông tin dễ dàng: Bằng cách sử dụng tính năng quản lý của dịch vụ lưu trữ đám mây, bạn dễ dàng thực hiện công việc quản lý thông tin, dễ dàng phân quyền, quản trị thành viên, chia sẻ dữ liệu nội bộ, cá nhân.
- Khôi phục thiệt hại: Sử dụng lưu trữ đám mây nghĩa là bạn đã có 1 bản copy dữ liệu quan trọng của doanh nghiệp. Trường hợp không may dữ liệu bị hư hỏng hay mất bạn vẫn sẽ còn bản copy này.
Đối với cá nhân
- Sử dụng dễ dàng: Các dịch vụ lưu trữ đám mây đều cung cấp giao diện ứng dụng cho máy tính hoặc ứng dụng web online. Giao diện đều thân thiện và nhiệm vụ của bạn là kéo/ thả dữ liệu của bạn từ ổ lưu trữ cục bộ vào ổ cứng lưu trữ đám mây.
- Băng thông: Tùy vào các dịch vụ, nhưng đa số băng thông đều cao. Thay vì bạn gửi gmail cho sếp, mất một khoảng thời gian để tải tập tin lên ( mà còn giới hạn 25MB) thì bạn chỉ cần dán 1 link đến tập tin bạn lưu trữ và chia sẻ quyền xem là xong.
- Tính truy cập cao: Mọi dữ liệu chứ ở đám mây có thể sử dụng ở bất cứ đâu, bất cứ lúc nào thông qua internet.
- Tiết kiệm chi phí: Không chỉ riêng doanh nghiệp mà cả cá nhân cũng vậy, thay vì tốn cả triệu mua ổ cứng di động, bạn chỉ tốn hơn 1,000 vnđ dữ liệu trên đám mây mỗi tháng và chỉ trả cho những gì mình dùng thôi.
Nhược điểm của lưu trữ đám mây (Cloud Storage)
Có ưu điểm thì cũng sẽ có khuyết điểm, và đây là những khuyết điểm khi sử dụng lưu trữ đám mây:
- Khả năng sử dụng: Cẩn thận với việc kéo/ thả, nó có thể khiến tài liệu của bạn đi hẳn luôn lên cloud (Cut file) thay vì copy file.
- Băng thông: Một vài nhà cung cấp dịch vụ sẽ giới hạn băng thông. Vì vậy khi có ý định sử dụng lưu trữ đám mây hãy tham khảo kỹ các nhà cung cấp và tùy vào nhu cầu của mình nữa bạn nhé.
- Khả năng truy cập: Nếu không có internet bạn sẽ bó tay thôi vì không thể try cập vào dịch vụ lưu trữ của mình được.
- Phụ thuộc phần mềm: Nếu bạn muốn lấy file ở nhiều thiết bị khác nhau và từ một vài dịch vụ lưu trữ đám mây thì bạn cần phải tải phần mềm về để cài vào đấy.
- Bảo mật dữ liệu: Một số doanh nghiệp sẽ cảm thấy bất an khi dữ liệu cá nhân và doanh nghiệp có thể nằm chung nơi lưu trữ với tổ chức khác, và còn bất an với cả nhà cung cấp dịch vụ. Đó là chưa kể trong quá trình di chuyển dữ liệu từ cục bộ lên đám mây chẳng may bị kẻ xấu xâm nhập dữ liệu công ty hoặc cá nhân và lấy cắp thông tin đó
Phân loại lưu trữ đám mây (Cloud Storage)
Dịch vụ lưu trữ đám mây (Cloud Storage) có thể phân thành 4 loại sau:
- Personal Cloud: Chúng ta sử dụng loại hình thức này trong cuộc sống hằng ngày để đảm bảo an toàn và bảo mật cho dữ liệu trên Smartphone của mình. Bạn chẳng may làm mất điện thoại thì cũng không lo mất số danh bạ hay có thể truy cập file backup trên cloud để cài đặt, đưa lên lại lên thiết bị mới một cách vô cùng thuận tiện.
- Public Cloud: Loại hình này cung cấp tài nguyên như máy chủ hoặc storage cho bạn sử dụng thông qua internet. Với Public Cloud thì toàn bộ tài nguyên bao gồm phần cứng, ứng dụng… đều do nhà cung cấp dịch vụ này quản lý. Nói cách khác là tài nguyên dùng chung vì đúng như cái tên nó xây dựng mục đích phục vụ công cộng. Bạn chỉ cần bỏ tiền mua dịch vụ, việc bảo mật dữ liệu của bạn cứ để họ lo. Ưu điểm là phục vụ được đại đa số cộng đồng.
- Hybrid Cloud: Là sự kết hợp giữa Public Cloud và Private Cloud. Cho phép ta lựa chọn môi trường Public hay Private linh hoạt cho ứng dụng. Mang đến cho doanh nghiệp nhiều lựa chọn triển khai hơn vì sự linh hoạt mạnh mẽ kết hợp ưu điểm của cả hai loại hình. Nhược điểm là chi phí tốn kém và chắc chắn sẽ tốn kha khá thời gian triển khai.
Tốc độ phát triển của ngành điện toán đám mây vô cùng nhanh chóng. Nhu cầu khách hàng sử dụng dịch vụ lưu trữ ngày càng tăng cao. Để đáp ứng những nhu cầu thiết yếu đó. Tháng 5/2023, nhà cung cấp Cloud VN ra đời. Cloud VN cung cấp các dịch vụ như: Cloud Storage, Cloud Server, Cloud CDN.
Không chỉ cung cấp các dịch vụ liên quan đến Cloud, chúng tôi còn cung cấp dịch vụ liên quan đến Website như: Domain, hosting nhằm phục vụ cho khách hàng và cả các doanh nghiệp.
Nếu bạn đang tìm thuê Cloud Storage uy tín, hãy tham khảo qua dịch vụ Cloud VN. Hoặc có bất cứ câu hỏi nào bạn hãy liên hệ với Cloud VN để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất.
- Fanpage: Cloud VN
- Hotline: 0972630746
- Email: kinhdoanh@ipass.vn